Tạp chí xã hội Podcast Por RFI Tiếng Việt arte de portada

Tạp chí xã hội

Tạp chí xã hội

De: RFI Tiếng Việt
Escúchala gratis

Acerca de esta escucha

Những vấn đề xã hội Việt Nam và trên thế giới qua lăng kính RFI

France Médias Monde
Ciencias Sociales
Episodios
  • Trung Quốc vô thần muốn thách thức truyền thống tái sinh trong Phật giáo Tây Tạng
    Jul 9 2025
    Lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã mừng thọ 90 tuổi hôm 06/07 vừa qua và tuyên bố sẽ tái sinh, tiếp nối truyền thống hàng ngàn năm ở Tây Tạng trong một thế giới tự do, xoá bỏ những nghi ngờ rằng ngài sẽ là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng. Việc chọn người tiếp nối Đạt Lai Lạt Ma, một vấn đề tâm linh trong Phật Giáo Tây Tạng, đã trở thành vấn đề chính trị khi Trung Quốc “phi tôn giáo” muốn can thiệp, tự chọn người kế vị. Với tên khai sinh là Tenzin Gyatso, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng hưởng thọ lâu nhất từ 600 năm qua, qua các đời Đạt Lai Lạt Ma. Tự mô tả mình là một “nhà tu hành đơn thuần,” Đạt Lai Lạt Ma được hàng triệu tín đồ tin theo, tôn thờ ông như là một vị Phật sống, là người bảo hộ cho vùng đất thiêng. Ông đã phải sống lưu vong, rời khỏi quê hương vào những năm 1950, khi Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp quân sự, nhằm kiểm soát khu vực này. Đạt Lai Lạt Ma trở thành biểu tượng của khát vọng tự do, của hòa bình, dù bị Bắc Kinh coi là kẻ ly khai. Vài ngày trước khi bước sang tuổi 90, ông đã dập tắt những đồn đoán cho rằng mình là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng, tuyên bố sẽ có người kế nhiệm khi ông qua đời. Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ đạo việc tìm kiếm và công nhận người kế nhiệm theo truyền thống lâu đời trong Phật giáo Tây Tạng. Trong Phật Giáo Tây Tạng, tái sinh những tulku là những cao tăng giác ngộ, và họ lựa chọn quyết định tái sinh để tiếp tục phụng sự chúng sinh. Sau khi chết, tâm thức sẽ chuyển sang một thân xác mới. Đối với Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), hai cao tăng có chức vị cao nhất, việc tái sinh của họ được quy định rõ ràng. Để tìm ra người được tái sinh, đầu tiên phải dựa trên những dấu hiệu, những điều đã được tiên tri, những điềm báo và một loạt bài kiểm tra, ví dụ như xem đứa trẻ có phản ứng với những vật dụng của người tiền nhiệm hay không. Liên quan đến sự can thiệp của Trung Quốc, cách nay 30 năm, vào năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma đã công nhận Gedhun Choekyi Nyima là hiện thân của Ban Thiền Lạt Ma thứ 11. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, hiện thân của cao tăng này, lúc đó 6 tuổi, đã bị bắt cóc, và từ đó cho đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Vụ việc được cho là do chính phủ Cộng Sản Trung Quốc đứng đằng sau. Bởi vài tháng sau vụ "bắt cóc" này, Bắc Kinh đã "tìm ra" hiện thân của Panchen Lama, Gyaltsen Norbu, qua một quá trình được cho là không minh bạch, và về phe chính phủ Trung Quốc. Vị Lạt Ma này không được phía Tây Tạng và Đạt Lai Lạt Ma hiện tại công nhận. Nếu như tuyên bố sẽ tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma được tín đồ hoan nghênh thì, nhiều người lo sợ rằng khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua đời, Bắc Kinh sẽ tận dụng này để "kiểm soát đức tin", dẫn đến nguy cơ xảy ra kịch bản : một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 được chỉ định theo phương cách truyền thống của Tây Tạng và một người khác được Trung Quốc chỉ định. Để tìm hiểu về truyền thống tái sinh này, cũng như những vấn đề địa chính trị trước sự can thiệp của Trung Quốc, trong mục tạp chí xã hội tuần này, RFI Tiếng Việt đã mời các chuyên gia về Tây Tạng, bà Katia Buffetrille, nhà nhân chủng học, tại trường École Pratique des Hautes Études, và Nicola Schneider, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Văn Minh Á Đông (Centre de recherche sur les civilisations de l’Asie orientale). Cả hai đã nghiên cứu về Tây Tạng từ hơn hai chục năm qua, với nhiều công trình nghiên cứu về nhân chủng học, cũng như tôn giáo. RFI : Đạt Lai Lạt Ma chiếm vị trí như thế nào trong phật giáo Tây Tạng, và tầm quan trọng của tuyên bố về việc ngài sẽ tái sinh được đánh giá như thế nào ? Nicola Schneider : Vào năm 2011, khi người dân Tây Tạng bầu chọn người đứng đầu chính phủ lưu vong và Đạt Lai Lạt Ma quyết định rút khỏi chính trường, trao toàn bộ quyền cho chính phủ này. Trước đó, ông vừa là lãnh tụ tinh thần, vừa là lãnh đạo về mặt chính trị. Năm đó, ông cũng đã ...
    Más Menos
    10 m
  • Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai tiểu thuyết hóa những số phận bị bỏ quên trong chiến tranh Việt Nam
    Jul 2 2025
    Với ngòi bút thấm đẫm chất thơ trong từng câu văn, Nguyễn Phan Quế Mai đã đưa hai sáng tác đầu tay của mình ra thế giới qua hai cuốn The Mountains Sing và Dust Child, được viết bằng tiếng Anh và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Lối kể chuyện giản dị nhưng có chiều sâu nhân văn của nữ tác giả người Việt, trong việc khơi dậy ký ức tập thể về chiến tranh Việt Nam đã được đánh giá cao trên văn đàn quốc tế. “Nếu những câu chuyện của chúng ta còn được kể lại, thì ta sẽ không chết dù thân xác có tan biến khỏi mặt đất này.” Đó là những dòng đầu tiên trong cuốn The Mountains Sing (Sơn Ca) của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai nhắc nhớ rằng: ký ức là một hình thức tồn tại. Khi những câu chuyện còn được lắng nghe, quá khứ vẫn có thể sống tiếp, chính văn chương, là cây cầu kết nối hai điều đó. Trong hai cuốn tiểu thuyết đầu tay của The Mountains Sing (Sơn Ca) và Dust Child (Bí mật dưới tán cây bồ đề), được viết bằng tiếng Anh, Nguyễn Phan Quế Mai trao lại tiếng nói cho những con người từng bị lịch sử bỏ quên: những phụ nữ, nông dân, trẻ em lai, cựu chiến binh. Chị viết về những vết thương mà chiến tranh để lại, nhưng đồng thời cũng viết về những mảng ký ức của những cá nhân, đại diện cho cả tập thể, được truyền lại, viết về sức mạnh của lòng kiên cường và hành trình đi tìm công lý. Về cuốn Sơn Ca, một câu chuyện nhiều lớp nhiều tầng, kể về nhiều thế hệ gia đình nhà họ Trần, Oprah Magazine nhận xét nữ tác giả người Việt, là một « thi sĩ gợi dậy lịch sử và định mệnh qua một thiên truyện lấp lánh ánh sáng, vang vọng qua nhiều thế hệ, nơi một gia đình đối diện với những vết hằn tinh thần còn in đậm sau chiến tranh. » Đọc thêmNhững gương mặt Việt Nam nổi bật trên văn đàn người Mỹ gốc Á Trang Washington Post đưa cuốn The Mountains Sing vào danh sách các tác phẩm không thể bỏ lỡ, vì « mang khí chất của một bậc thầy kể chuyện, trầm tĩnh, chặt chẽ, nhưng vẫn chất chứa hồn thơ, đầy nhạy cảm, tinh tế, và vang vọng ». The New York Time thì coi đó là « một bản trường ca gia đình ám ảnh, nơi những tiếng nói từng bị lịch sử bỏ quên, đặc biệt là tiếng nói của những người mẹ, người chị, được đặt ở vị trí trung tâm, với tất cả vẻ đẹp mong manh và sức mạnh bền bỉ ». Cuốn Sơn ca, bản dịch sang tiếng Pháp Pour que les montages chantent vừa đoạt giải Tiểu thuyết hay nhất Do độc giả của NXB Points bình chọn. Ngoài ra, cuốn thứ hai Dust Child - Là où fleurissent les cendres, vế số phận của những đứa con lai tại Việt Nam, cũng đoạt giải Tác phẩm Văn học nước ngoài được đánh giá cao nhất trong 12 tháng qua tại Pháp, trong khuôn khổ giải Créteil en Poche 2025, hội sách diễn ra vào cuối tuần vừa qua tại vùng ngoại ô Paris. Hôm 28/06, RFI Tiếng Việt rất hân hạnh, được trò chuyện với nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ Nguyễn Phan Quế Mai, để cùng nhìn lại hành trình sáng tác của chị, khám phá những đề tài mà chị đề cập đến, từ góc nhìn của những người nhỏ bé nhất. Trước tiên, điều gì đã thôi thúc chị bắt đầu viết văn, và tại sao chị lại chọn sáng tác cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng mẹ đẻ? Nguyễn Phan Quế Mai :Tôi viết hai cuốn tiểu thuyết này trong chương trình thạc sĩ và tiến sĩ của tôi với trường Đại học Lancaster của Anh. Vì là một phần trong nghiên cứu sáng tác, cho nên tôi cũng trực tiếp sáng tác bằng tiếng Anh. Việc này cũng khá khó khăn tại vì tôi sinh ra tại Ninh Bình, nhưng lớn lên ở Bạc Liêu, đồng bằng sông Cửu Long. Trường của tôi ngày xưa không có giáo viên dạy tiếng Anh, nên chỉ vào lớp 8 tôi mới bắt đầu học tiếng Anh. Tôi cũng đã viết tám quyển sách bằng tiếng Việt. Trước đây, tôi cũng đã dịch rất nhiều bài thơ từ tiếng Việt sang tiếng Anh của các nhà thơ khác nhau như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Quang Quý, Hữu Thỉnh,... Tôi đã từng tìm kiếm một tiểu thuyết để dịch cho đến một ngày tôi nghĩ tại sao ...
    Más Menos
    10 m
  • Mỹ nặng tay với sinh viên quốc tế: Đại học Anh tăng sức hấp dẫn?
    Jun 25 2025
    Sau căng thẳng với đại học Harvard, chính quyền của tổng thống Donald Trump dọa sẽ thu hồi thị thực du học của hàng vạn sinh viên Trung Quốc. Chỉ trong mấy tháng đầu của nhiệm kỳ Trump 2, con số sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách chuyển hướng du học dự định tại Mỹ sang các nước nói tiếng Anh khác tăng lên. Anh Quốc luôn là điểm đến được sinh viên châu Á ưa chuộng, vậy tình hình mới này có giúp các đại học Anh đón sinh viên không muốn hoặc không thể vào Mỹ du học ? Thông tín viên Nguyễn Giang từ Luân Đôn giải thích : "Đầu tiên chúng ta phải nói rõ là xu thế quan tâm tìm chỗ du học ở Mỹ có giảm đi trong năm qua và có tác động của cái gọi là yếu tố “Trump” (Trump factor). Ví dụ trong 12 tháng qua thì có 19,4 triệu lượt tìm kiếm trên kênh du học quốc tế (Studyportals) chú tâm tới các bằng cử nhân và thạc sĩ ở Mỹ, và có 1,7 triệu lượt tìm kiếm vào các đại học ở Anh. Năm trước (2023-2024) thì con số ở Mỹ có cao hơn khá nhiều : 23,8 triệu lượt, so với Anh là 2,01 triệu (nguồn từ trang PoliticHomes ở Anh), tức là sự chú ý với các khóa học ở Mỹ giảm đi 5,5 triệu lượt, một con số cao. Các báo Anh những ngày qua cho hay Anh, sau đó tới Úc và Canada, là các nước đầu bảng để du học sinh Trung Quốc và Ấn Độ hướng tới, khi mà chính sách visa và có thể nói là thái độ căng thẳng của chính quyền Trump vẫn không thuyên giảm với sinh viên quốc tế". RFI tiếng Việt : Nói riêng về sinh viên Trung Quốc, qua quan sát, anh thấy có gì khác về môi trường cho họ tại Anh so với Mỹ và các nước khác ? Thông tín viên Nguyễn Giang : Thứ nhất là về con số, trừ những năm phong tỏa vì Covid, người ta ước tính hàng năm có trên 1 triệu sinh viên Trung Quốc xuất ngoại để du học. Với con số lớn thế này thì những nước có nhiều trường đại học mới đón đủ. Đài Loan thì có vấn đề chính trị ngoại giao với Trung Quốc nên gần đây hạn chế nhận, Singapore thì nhỏ, ít trường và sinh hoạt đắt đỏ, tuy sinh viên Trung Quốc có tăng trong làn sóng sang các nước láng giềng, nhưng không thể nào bằng thị trường du học đại học hoặc trên đại học ở Mỹ và Anh. Thứ nhì là về các ưu thế truyền thống: Anh thì có rất nhiều điểm vượt trội so với cả Úc, Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, về số trường đại học đẳng cấp quốc tế, và cả khối trường tư, dự bị đại học (A-level, Sixth Form Colleges), thậm chí trường nội trú từ cấp 2 cho học sinh nước ngoài, nên Anh có thể “bao trọn gói” việc giáo dục từ nhỏ tới trưởng thành và lên cả cấp trên đại học cho bất cứ người nước ngoài nào tới. Và học sinh, sinh viên Trung Quốc rất thích điều này, chỉ có mỗi nhược điểm là học phí ở Anh cao. Ví dụ một trường tư cho nữ sinh dự bị đại học ở Cardiff có giá là 68 nghìn bảng/năm (trên 90 nghìn USD). Học cấp Sixth Form là 2 năm tức là phải chi tới 180 nghìn USD cho một em. Đây là con số rất cao. Còn thì Anh có ngôn ngữ tiếng Anh tiêu chuẩn, được người Trung Quốc sính hơn là giọng Mỹ, Úc, các đại học có nhiều bộ môn phong phú, từ nhạc cổ điển tới nghệ thuật, kiến trúc, các ngành STEM, kinh tế, xã hội, media ... và đều ở trình độ hàng đầu thế giới. Trong 50 trường hàng đầu thế giới được du học sinh Trung Quốc chọn có nhiều trường của Anh như Nottingham, Manchester, University College London (UCL), Edinburgh, Bristol, và King's College London. RFI : Chính quyền Trump cho rằng du học là ngành phải “phục vụ nước Mỹ trước hết, chứ không phải Trung Quốc” và Mỹ cũng có nhiều lo ngại về “gián điệp Trung Quốc, và sự đánh cắp công nghệ quan trọng từ các viện nghiên cứu của Hoa Kỳ ». Còn tại Anh, có mối lo ngại như vậy đối với sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Quốc hay không? Thông tín viên Nguyễn Giang : Chính giới Anh vẫn luôn đánh giá rủi ro “bị xâm nhập” và mất cắp thông tin có giá trị cao về công nghệ trong các ngành trọng yếu, không nhất thiết là đối với những người từ Trung Quốc, mà đối với tất cả sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài. Từ những năm trước (cụ ...
    Más Menos
    12 m
Todavía no hay opiniones