Tạp chí văn hóa Podcast Por RFI Tiếng Việt arte de portada

Tạp chí văn hóa

Tạp chí văn hóa

De: RFI Tiếng Việt
Escúchala gratis

Acerca de esta escucha

Sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là tại Pháp và Việt Nam

France Médias Monde
Arte
Episodios
  • François Bibonne và hành trình nối tiếp “Once Upon a Bridge in Vietnam”
    Jul 11 2025
    Sau thành công không ngờ đến của bộ phim tài liệu “Once Upon a Bridge in Vietnam” ( Ngày xưa có một chiếc cầu ở Việt Nam ), đạo diễn trẻ mang hai dòng máu Pháp Việt François Bibonne sắp tái ngộ khán giả với phần hai của bộ phim "Once Upon a Bridge II". Bibonne hy vọng bộ phim sẽ được trình làng vào tháng 11 năm nay. Ban đầu Bibonne dự định làm một bộ phim về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh vẫn lồng vào đó âm nhạc, phong cảnh, văn hóa Việt Nam, như là sự tiếp nối của một cuộc hành trình tìm về nguồn. Phạm vi của "Once Upon a Bridge II" được mở rộng hơn, hành trình trải dài từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đến những vùng xa xôi như Bình Liêu (Quảng Ninh) và Pleiku. Lần này, theo lời François Bibonne, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, bộ phim sẽ mang tính chất cá nhân hơn, đạo diễn trở thành như là một "nhân vật chính" trong phim: “Khi làm bộ phim đầu tiên, tôi thực sự không muốn mình ở trong đó, tôi chỉ là một người quay phim. Nhưng rồi tôi nhận thấy điều mà mọi người quan tâm đó là bộ phim được hiện thân, nghĩa là có một nhân vật chính, có thể tạo ra mối liên hệ giữa tất cả các cảnh này, vì có rất nhiều chủ đề khác nhau, làm sao có thể diễn đạt, dung hòa tất cả những mối liên hệ này. Nói chung, đây là sự trở lại với nguồn gốc Việt Nam, thông qua nhân vật tôi, vì bà tôi là người Việt Nam, nên tôi là người Pháp gốc Việt. Và tôi tạo ra mối liên hệ giữa tất cả những câu chuyện nhỏ mà chúng ta tìm thấy trong mọi bộ phim tài liệu, đôi khi với những hình ảnh có tôi xuất hiện trong đó. Tôi cũng sẽ không xuất hiện nhiều đâu. Nhưng khi tôi làm một đoạn phim giới thiệu, tôi phải đặt mình vào cảnh một chút để kích hoạt câu chuyện, nếu không thì chỉ lồng tiếng thôi. Nhưng thực sự, ngoài bản thân tôi, tôi nghĩ nhân vật chính, đó là Việt Nam.” Như đã nói ở trên, ban đầu François Bibonne dự định làm một bộ phim tài liệu về bóng đá Việt Nam, nhưng cuối cùng anh quyết định là phim sẽ không bám vào thời sự của môn bóng tròn, mà sẽ là một bộ phim "phi thời gian tính": "Khi tôi đến Việt Nam để thực hiện dự án mới này, thực ra tôi đã bắt đầu theo dõi đội tuyển quốc gia, đã có rất nhiều trận thua vào thời điểm đó. Vì vậy, tôi hơi xuống tinh thần. Tôi vẫn muốn làm bộ phim này, nhưng nói ít hơn về đội tuyển quốc gia và thời gian đó người dân cũng bớt hồ hởi với bóng đá. Thế rồi gần đây, họ đã giành được chức vô địch Đông Nam Á. Họ có một huấn luyện viên mới là người Hàn Quốc và đã gặt hái rất nhiều thành công. Mọi người thực sự tin tưởng vào đội tuyển quốc gia và thực sự đang có một điều gì đó rất tích cực. Bối cảnh rất thuận lợi cho dự án của tôi. Thật ra dầu sao thì tôi không bị ảnh hưởng bởi thời sự, bởi vì tôi làm một bộ phim tài liệu điện ảnh hơn là một bộ phim tài liệu về các vấn đề thời sự, vì vậy có thể nói rằng, những gì tôi làm gần như là phim tài liệu hư cấu, một dự án dài hạn, mà tôi hy vọng sẽ là phi thời gian tính, bất kể các sự kiện hiện tại. Giống như bộ phim trước, đó là một bộ phim mà tôi nghĩ chúng ta cũng có thể xem sau nay, không nhất thiết phụ thuộc vào các sự kiện hiện tại." Trên con đường tìm về nguồn khi thực hiện bộ phim "Once Upon a Bridge II", đạo diễn trẻ Bibonne đã có dịp đến Hải Phòng, thành phố quê hương của người bà: “Tôi chưa từng đến đó, mặc dù thành phố Hải Phòng là nơi bà tôi sinh ra, đúng hơn bà sinh ra ở một ngôi làng nhỏ không xa Hải Phòng, nhưng là trong khu vực đó. Vì vậy, nó vẫn rất mang tính biểu tượng. Đến Hải Phòng là một trải nghiệm với nhiều cảm xúc mạnh mẽ, vì nguồn gốc của tôi là từ đó. Chứ bóng đá không liên quan gì đến bà tôi. Điều thú vị nữa là tìm thấy chính mình, trong một môi trường mà trước đó tôi không biết, và đó là điều tôi muốn khám phá thông qua âm nhạc. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là những khám phá về khắp mọi miền đất nước, không nhất thiết phải liên quan trực ...
    Más Menos
    9 m
  • Pháp : 80 năm thành lập tủ truyện trinh thám Série Noire
    Jul 4 2025
    Tựa đề chữ vàng in trên bìa sách toàn một màu đen. Chỉ cần liếc nhìn qua, giới độc giả ghiền truyện trinh thám đều nhận ra ngay bộ sưu tập « Série Noire » của nhà xuất bản Pháp Gallimard. Năm 2025 đánh dấu đúng 80 năm ngày ra đời của tủ sách nổi tiếng Série Noire, mà bạn đọc ở Pháp thường gọi nôm na là « tiểu thuyết đen ». Tủ sách « Série Noire » ra đời vào mùa hè năm 1945, theo đề xuất của dịch giả Marcel Duhamel. Ngoài đời là bạn thân của nhà văn Jacques Prévert và thi hào Raymond Queneau, ông Duhamel đã thuyết phục nhà xuất bản Gallimard cho ra mắt một bộ sưu tập hoàn toàn mới thời hậu chiến, để giới thiệu với bạn đọc ở Pháp những tiểu thuyết trinh thám tiêu biểu của Anh-Mỹ qua việc dịch các tác giả trứ danh như Peter Cheyney, Raymond Chandler hay Don Tracy … Mãi đến 3 năm sau (1948), theo sáng kiến của giám đốc điều hành nhà xuất bản Claude Gallimard, bộ sưu tập này mới bắt đầu phát triển mạnh, tăng số lượng bản in cũng như các tựa sách phát hành mỗi năm. Nhờ vào sự hưởng ứng của bạn đọc, tủ truyện « Série Noire » đã thành công nhanh chóng. Hơn một ngàn đầu sách được xuất bản trong 2 thập niên đầu tiên, mỗi năm sách đều bán được hơn cả triệu bản. Thành công của thể loại văn học này lúc đầu luôn gắn liền với trào lưu phim trinh thám của Mỹ, còn được gọi là « film noir » chủ yếu nói về các vụ án và tội phạm, thế giới băng đảng và xã hội đen. Trong thời hậu chiến (1945-1952) các rạp chiếu phim Pháp chủ yếu khai thác phim trinh thám do Hollywood sản xuất từ những năm trước, nhưng vì đang có chiến tranh, khán giả Pháp chưa có dịp xem. Kể từ năm 1953 trở đi, làng phim Pháp mới bắt đầu khai thác mạnh mẽ dòng phim này. Trả lời phỏng vấn RFI ban tiếng Pháp, nhà phê bình kiêm sử gia Alban Cerisier cho biết, ngay từ những năm 1950, tủ sách « Série Noire » đã gợi hứng cho các đạo diễn Pháp thực hiện nhiều bản phóng tác, đưa các bộ tiểu thuyết đen lên màn ảnh rộng, tạo ra một sự hợp tác chặt chẽ, vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay : « Đúng vậy, đó là một mối quan hệ tuyệt vời, góp phần làm nên tên tuổi và uy tín của bộ sưu tập Série Noire. Mối quan hệ giữa tủ sách trinh thám và màn ảnh lớn đã tồn tại trong nhiều thập niên qua. Khi mới được thành lập, tủ sách này chủ yếu quảng bá các tiểu thuyết “đen” và dòng phim trinh thám theo kiểu Mỹ. Trong giai đoạn này, phải kể đến phim The Maltese Falcon (Chim ưng Malta) với Humphrey Bogart trong vai chính, This gun for hire (Kẻ giết mướn) với Alan Ladd và Veronica Lake. Những thập niên sau đó, có The Unseen (Sát thủ giấu mặt) và nhất là The Big Sleep (Giấc ngủ ngàn thu), dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Raymond Chandler qua hai phiên bản, với Humphrey Bogart, cũng như Robert Mitchum trong vai chính. Thời hậu chiến, làng phim Pháp chủ yếu khai thác phim Mỹ. Năm 1953 đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi điện ảnh Pháp trở nên tự lập hơn, bắt đầu chuyển thể các bộ tiểu thuyết thành phim trinh thám. Đó là trường hợp của bộ phim "Touchez pas au grisbi" (tạm dịch Coi chừng chết … vì tiền) của đạo diễn Pháp Jacques Becker. Đây là phiên bản điện ảnh của quyển tiểu thuyết đen cùng tên của Albert Simonin. Bộ phim đánh dấu ngày trở lại của Jean Gabin sau nhiều năm vắng bóng và sự xuất hiện lần đầu tiên của Lino Ventura trên màn ảnh lớn. Trong mắt giới phê bình, "Touchez pas au grisbi” là tác phẩm khởi đầu cho trào lưu quay các bộ phim noir theo kiểu Pháp, hầu hết các tên tuổi lớn sau này đều tham gia như Jeanne Moreau, Jean-Paul Belmondo hay Alain Delon … » Nhìn lại tủ truyện « Série Noire », trong số cả chục ngàn quyển tiểu thuyết được phát hành, đã có hơn 500 đầu sách đã được chuyển thể lên màn ảnh. Có thể nói là mỗi thập niên đều có những bộ phim ăn khách, phóng tác từ tiểu thuyết trinh thám. Theo sử gia Alban Cerisier, những thập niên sau 1950, đã cho ra đời nhiều tác phẩm quan trọng của những tên tuổi hàng đầu trong làng điện ảnh : « Kể từ sau những năm 1950, dòng phim trinh thám hình sự đã có một...
    Más Menos
    9 m
  • Nét thanh lịch kinh điển của hiệu thời trang Lanvin
    Jun 27 2025
    Lanvin là một trong những hiệu thời trang lâu đời nhất của Pháp, được nhà thiết kế Jeanne Lanvin thành lập tại Paris vào năm 1889, trước Chanel (1910) và Dior (1947). Tuy là người tiên phong, Jeanne Lanvin lại thường nằm trong cái bóng của Chanel hoặc Dior, có lẽ cũng vì Lanvin không giỏi bằng hai công ty kia trong cách thu hút giới truyền thông. Gần 140 năm sau ngày được thành lập, hiệu thời trang Lanvin trở thành chủ đề quyển sách của nhà văn Jérôme Picon, do nhà xuất bản Flammarion phát hành. Mang tựa đề « Jeanne Lanvin », quyển tiểu sử làm sống lại gương mặt tiên phong của ngành thời trang hạng sang của Pháp, hành trình sáng tạo của một phụ nữ có nếp sống kín đáo nhưng lại có tầm nhìn xa. Sinh trưởng tại Paris (1867-1946), Jeanne Lanvin từ thời còn nhỏ đã đam mê may vá, thêu thùa. Bà vào nghề làm nón mũ và phụ kiện thời trang từ năm 13 tuổi. Năm 1889 là cột mốc quan trọng trong đời bà Lanvin. Nhờ biết làm ăn dành dụm, bà mở cửa hàng đầu tiên trên dãy phố Faubourg Saint - Honoré vào năm 22 tuổi, từ mũ nón mở rộng sang thiết kế áo quần trẻ em, rồi sau đó là thời trang phái nữ. Sau hai thập niên hoạt động trong nghề, Jeanne Lanvin chính thức được kết nạp làm thành viên Nghiệp đoàn các nhà thiết kế Pháp (do Charles Frederick Wortk đề xướng) : Bộ sưu tập thời trang Lanvin năm 1909 phong phú da dạng, bao trùm mọi lứa tuổi chứ không còn đơn thuần là áo quần dành riêng cho một đối tượng. Trong số những khách hàng quen thuộc của Lanvin có nhà văn Anna de Noailles, diễn viên kiêm ca sĩ Yvonne Printemps hay kịch tác gia Sacha Guitry ... Cũng chính Jeanne Lanvin đã thiết kế bộ y phục màu xanh lục cho văn hào Pháp Edmond Rostand, tác giả của Cyrano de Bergerac, khi ông gia nhập Hàn lâm viện. Trả lời phỏng vấn ban Pháp ngữ RFI, nhà văn Jérôme Picon chuyên nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật, từng viết tiểu sử của các văn hào Marcel Proust và Victor Hugo, cho biết lý do nào ông thực hiện một quyển sách về bà Jeanne Lanvin: Tôi đã có ý tưởng viết về bà Lanvin, sau khi có cơ hội đọc và xem nhiều tài liệu quan trọng trong một kho lưu trữ đã có từ lâu nhưng hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Kho tài liệu này phản ánh những chuyển biến của ngành thời trang cao cấp qua nhiều thập niên, nhưng không hiểu vì lý do nào mà cho tới giờ vẫn chưa được khai thác nhiều. Quan trọng hơn nữa chính là phong cách của Jeanne Lanvin, một phụ nữ với cuộc sống kín đáo, nhưng lại có khá nhiều giai thoại lý thú để kể về bà. Trước hết đó là câu chuyện khá phi thường về hiệu thời trang do một phụ nữ sáng lập. Trước khi các thuật ngữ chuyên ngành tiếp thị ra đời, bà Jeanne Lenvin đã biết tiếp cận những khách hàng khá giả giàu có, dựa vào nhu cầu của họ để sáng chế ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Từ nón mũ và áo quần trẻ em, bà chuyển sang thiết kế thời trang phái nữ cũng như phái nam. Bên cạnh đó, bà còn cho sản xuất nước hoa, phân phối tủ giường, bàn ghế và dòng sản phẩm trang trí nội thất sang trọng ...Vào giữa những năm 1920, Paris là tủ kính trưng bày các sản phẩm thời trang, trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và là nơi xuất phát của nhiều trào lưu thẩm mỹ. Trong bối cảnh ấy, Jeanne Lanvin đã cố gắng để lại dấu ấn của mình. Tuy không sản xuất đại trà, không khuếch trương thành một tập đoàn lớn, Lanvin đã làm ăn thành công, thực hiện được tất cả những mong muốn vào thời của mình. Nói như vậy, phải chăng Lanvin là một trong những gương mặt tiên phong của ngành thời trang cao cấp của Pháp đầu thế kỷ XX ? Vai trò của Jeanne Lanvin có quan trọng như Elsa Shiaparelli hay Coco Chanel ? Nhà văn Jérôme Picon nhận xét : Quả thật Jeanne Lanvin là một trong những người đi đầu ngành thời trang, thậm chí ta có thể nói rằng bà Lanvin đã mở đường cho lớp đi sau, trong đó có Coco Chanel (1910) và Elsa Shiaparelli (1927). Bà Lanvin đã thành công trong việc xây dựng một thế giới xung quanh các bộ sưu tập thời trang của mình, đặc biệt là trong những năm 1920, bà đã có một tầm nhìn xa, tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên ...
    Más Menos
    9 m
Todavía no hay opiniones